Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Giáo Dục || Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975
Tác giả Trần Văn Chánh là người đã tham gia trực tiếp vào hệ thống giáo dục của Miền Nam Việt Nam và vẫn đau đáu với nền giáo dục của nước nhà cho đến hiện nay. Đây là tác phẩm tập hợp những bài viết ra đời trong những khoảng thời gian khác nhau của ông, mang đến cho bạn đọc góc nhìn từ một người ""trong cuộc"" về hai nền giáo dục Việt Nam ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh xã hội khác nhau...

Tuy có những khác biệt với quan điểm chính thống, nhưng cuốn sách đáng giá về giá trị lịch sử và gợi mở về những cách thức tư duy đa chiều mà chúng ta nên tiếp cận khi ngay bây giờ nền giáo dục đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới những giá trị nhân bản phổ quát của nhân loại.

Mượn vài lời của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chúng tôi muốn giới thiệu về một điểm tích cực của giáo dục miền Nam trước đây đã làm tốt, đó là tính khai phóng. Ông chia sẻ:

“Về tính khai phóng

...Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (Khai trí, S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.

Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.

Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN (Giáo dục Miền Nam, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.

Trong cuốn “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới”, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX:

“Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu.” (sđd, tr.138)

...Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói...

Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:

“Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.""

Tác giả Trần Văn Chánh
Giá bìa 189000
Khổ 24x16
Số trang 386
Nhà xuất bản NXB Hà Nội
Nhà phát hành Omega Plus
Năm xuất bản 2019

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975
Sách - Bàn về giáo dục Việt Nam trước và sau 1975

Giá TOB
Liên kết: Son thỏi dưỡng ẩm Rouge Satin Moisture fmgt The Face Shop