Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam

Thương hiệu: Phan Hữu Dật | Xem thêm các sản phẩm Sách Lịch sử của Phan Hữu Dật
Sách & Tạp Chí > Sách > Sách Lịch Sử - Văn Hoá || Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
  • Giao hàng toàn quốc
  • Được kiểm tra hàng
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Chất lượng, Uy tín
  • 7 ngày đổi trả dễ dàng
  • Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam

Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Tác giả: GS.TS. Phan Hữu Dật
Nhà xuất bản: Đại học quốc gia Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Khổ: 16 x 24 cm
Số trang: 496

Dân tộc học với tư cách là một ngành khoa học độc lập xuất hiện cách đây không lâu, vào thế kỷ XIX. Những nhà kiến thức Dân tộc học và những tài liệu dân tộc học thì đã có từ rất sớm. Khi tập thể người này trong cuộc sống của mình thấy có nhu cầu phải có quan hệ tập thể với người khác, thì bắt buộc phải hiểu biết đời sống mọi mặt của tập thể người mình muốn có quan hệ. Vì vậy nên kiến thức dân tộc học đầu tiên xuất hiện từ thời kỳ xã hội nguyên thủy. Nhưng những tài liệu dân tộc học cổ xưa ấy ngày nay không còn được giữ lại, vì đấy là thời kỳ chữ viết chưa xuất hiện. Những tài liệu dân tộc học cổ xưa nhất mà ngày nay kho học biết đến là những tài liệu được ghi bằng chữ cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, Átxiri, Trung Quốc, Ấn Độ….
Đối với phương tây, những tài liệu Dân tộc trong thời cổ đại cần được chú ý là những tài liệu của các tác giả người Hy Lạp, La Mã. Do yêu cầu buôn bán và với mục đích xâm lược, giai cấp thống trị trong các xã hội chiếm hữu nô lệ Hy Lạp, La Mã rất cần những hiểu biết về các dân tộc hồi bấy giờ. Ta có thể kể trước tiên tác phẩm Lịch sử gốm 9 quyển của Hê-rê-đốt người Hy Lạp (484-42 trước công nguyên), thường được gọi là “ngưới cha của khoa học lịch sử” đồng thời là “người cha của ngành dân tộc học”. Trong quyển lịch sử ấy, mà 50% là gồm tài liệu dân tộc học, tác giả hoặc do tài liệu điền dã bản thân thu lượm được, hoặc nghe người khác kể chuyện lại, đã miêu tả cuộc sống mọi mặt của một tộc người sống hồi bấy giờ. Một số tác giả người Hy Lạp khác thường được nhắc đến là Knê-nô-phôn (thế kỷ thứ V-IV trước Công Nguyên) viết về các cư dân tiểu á; Mê-ga-xphen (cuối thế kỷ IV- đầu thế kỷ II trước công nguyên) viết về cư dân ấn độ.
Đối với Phương Đông, đặc biệt ta phải kể đến những tài liệu do tác giả người Trung Quốc biên soạn . Trước hết ta phải kể đến Kinh Thi, vì trong tác phẩm này có rất nhiều tài liệu về sinh hoạt, phong tục tập quán của các dân tộc. Tác phẩm “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145-86 trước công nguyên) không những có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá trị về Dân tộc học. Đối với Dân tộc học Việt Nam, những tài liệu được nêu lên trong “Sử ký” về các dân tộc miền Nam Trung Quốc, về người Việt cổ đại có một tầm quan trọng đáng kể.
Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà tác giả người Việt Nam đã có những tác phẩm có giá trị về Dân Tộc học. Trước hết ở đây ta phải kể đến quyển dư địa chí của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), trong đó có nhiều tài liệu dân tộc học có giá trị. Cũng cần nhắc qua tác phẩm về lịch sữ Việt Nam vào thế kỷ XIII, trong đó có nêu lên những nét đại cương về nền văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của người Việt Nam hồi bấy giờ.
Cuốn “Cơ sở Dân tộc học” của GS. Phan Hữu Dật do nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản năm 1973 gồm 5 chương, 406 trang. Đây là cuốn giáo trình giảng dạy chính thức cho sinh viên, nghiên cứu sinh Khoa lịch sử và chuyên ngành dân tộc học, đại học Tổng hợp Hà Nội gần một phần tư thế kỷ qua. Chúng tôi xin trích đăng Chương II của cuốn sách.

Hình ảnh sản phẩm

Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam
Sách - Một Số Vấn Đề Về Dân Tộc Học Việt Nam

Giá MXGP
Liên kết: Bột kẻ chân mày Brow Master Eyebrow Kit #02 Gray Brown (Xám) The Face Shop